Tỷ lệ nhân lực CNTT khiêm tốn
Theàmsaogiảiquyếtcáctháchthứcvềnhânsựtrongcôngtycôngnghệxsmb hom nayo các báo cáo về nguồn nhân lực tại Việt Nam, tỷ lệ nhân sự trong lĩnh vực CNTT hiện nay ước tính đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động cả nước, khá thấp so với các quốc gia định hướng công nghệ như Mỹ (4%), Hàn Quốc (2,5%) hay Ấn Độ (1,78%). Việt Nam dự kiến tăng tỷ lệ này lên 2% trong các năm tới, đồng thời lập kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của nhóm CNTT.
Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia cũng như nền công nghiệp đang có nhiều chuyển biến rõ rệt, yêu cầu phát triển nhiều nên việc chiêu mộ nhân tài đang đối mặt với nhiều khó khăn. Để thu hút các nhân tài IT, hiện nay các doanh nghiệp CNTT, đặc biệt là các công ty đa quốc gia đang có xu hướng cho phép nhân sự của mình làm việc từ xa với mức lương, thưởng hấp dẫn.
Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS), Việt Nam đang trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở Đông Nam Á nên càng có sức hút nhân sự trong lĩnh vực CNTT. Nhiều "gã khổng lồ công nghệ" trên thế giới như Apple, Samsung, LG, Foxconn, Cisco… đều có mặt ở Việt Nam, song song với đó là hàng loạt doanh nghiệp nội địa đang đẩy mạnh chiến lược "Make in Vietnam" để gia tăng hàm lượng CNTT trong sản phẩm, dịch vụ.
Với đặc thù ngành làm việc trong môi trường tiêu chuẩn quốc tế cao, chất lượng nhân sự không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng, hiểu biết trong lĩnh vực mà còn đòi hỏi khả năng giao tiếp, làm việc bằng tiếng Anh chuyên nghiệp. Điều này cũng đặt ra thách thức với không ít người, đồng thời làm giảm lượng nhân công đạt tiêu chuẩn vốn đã ít ỏi tại Việt Nam.
Giải bài toán thiếu hụt
Với sự thiếu hụt và những khó khăn trên, CNTT luôn là lĩnh vực được săn đón nhân tài. Nhưng để doanh nghiệp có thể hấp dẫn được ứng viên, chính sách và chế độ ưu đãi luôn là một điều kiện cần. Hiện nay, nhiều công ty công nghệ liên tục cung cấp các chính sách phúc lợi cho nhân viên, linh hoạt về thời gian cũng như môi trường làm việc để tạo điều kiện tốt nhất, phù hợp với họ. Bên cạnh đó, lộ trình thăng tiến cụ thể luôn được xem là "điểm cộng" trong miêu tả công việc của mỗi doanh nghiệp, cho ứng viên thấy tương lai của họ có thể tiến xa tới mức nào.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện có ít công ty đề cập đến "điều kiện cần" để nhân tài nhìn thấy cơ hội thực sự của mình trong doanh nghiệp. Theo đó, phúc lợi hay chế độ chỉ là một phần, điều quan trọng là phải để nhân sự nhìn thấy họ sẽ làm gì ở công ty mà mình ứng tuyển. "Nhà tuyển dụng cần giúp ứng viên nhận ra sự có mặt của họ trong doanh nghiệp sẽ giúp ích gì cho các dự án mà công ty hướng tới, để họ nhìn ra được những giá trị mà bản thân đạt được, cũng như sẽ đóng góp được gì vào giá trị chung của mình và xã hội", một chuyên gia tuyển dụng tư vấn.
Nhưng trên tất cả vẫn là câu chuyện đào tạo nhân tài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và việc kiến tạo cơ hội cho các tài năng CNTT sớm sẽ giúp phát triển lực lượng nhân sự chất lượng cao trong tương lai. Theo quan điểm đó, tại KBTG Việt Nam, các chương trình hỗ trợ đào tạo sinh viên ngành CNTT luôn được chú trọng. Xuất thân là một doanh nghiệp công nghệ thuộc ngân hàng KBank hàng đầu Thái Lan hiện nay, KBTG có đủ tiềm lực tập trung vào đầu tư phát triển ngành CNTT cũng như hỗ trợ công ty chủ quản trong tiến trình chuyển đổi số.
"KBTG tự hào được góp phần vào sự phát triển ngành CNTT tại Việt Nam và đã phối hợp cùng Trường đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM trao tặng Học bổng UIT 2023. Học bổng mang đến sự hỗ trợ về mặt tài chính và khích lệ tinh thần cho những người trẻ đam mê công nghệ, tiếp thêm động lực nuôi dưỡng thế hệ nhân tài IT tương lai. Đây là cam kết của chúng tôi trên hành trình chuyển đổi số cùng Việt Nam thông qua việc đồng hành trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT", lãnh đạo KBTG Việt Nam nhấn mạnh.